Phỏng vấn tiếng Anh – Nghệ thuật làm chủ buổi phỏng vấn xin việc

Nếu người phỏng vấn tiếng Anh không hỏi những câu hỏi đúng, hãy sử dụng các chiến lược sau đây để làm chủ cuộc phỏng vấn là làm cho bản thân bạn tỏa sáng! Trong cuộc phỏng vấn, những câu hỏi ngoài lề nhiều khi sẽ làm bạn bối rối và mất điểm trầm trọng. Vậy hãy cùng với trung tâm tiếng Anh giao tiếp Benative đến với những chia sẻ và gợi ý đầy đủ nhất trong bài viết sau đây nhé!

Bí quyết cho một buổi phỏng vấn tiếng Anh thành công

Bí quyết cho một buổi phỏng vấn tiếng Anh thành công

Trong những tình huống mà người hỏi đi quá xa các để tài liên quan đến công việc cũng như vị trí ứng tuyển, bạn phải làm gì? Sau đây chúng tôi xin tư vấn cho bạn cách giúp bạn tự tin trả lời những câu hỏi đó, nêu bật những ưu điểm của mình và “ ghi điểm” với các nhà tuyển dụng.

1. Dẫn dắt cuộc phỏng vấn

Hướng sự quan tâm của các nhà tuyển dụng vào những điểm mạnh của bạn bằng cách lái nhà tuyển dụng nói về mẫu CV tiếng Anh của bạn hay những vấn đề liên quan đến công việc mà bạn có thể làm tốt hoặc đưa ra những câu hỏi về công việc sắp tới.

Mẹo nhỏ này rất hữu ích, đặc biệt là khi nhà tuyển dụng không đưa ra những câu hỏi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh có thể giúp bạn nói về những ưu điểm của mình. Bạn có thể đưa ra một câu hỏi liên quan đến công việc,lắng nghe lời giải đáp của nhà tuyển dụng và chỉ ra những ưu điểm hay những thành tích mà bạn đã đạt được nó phù hợp thế nào với công việc. Bạn có thể đặt những câu hỏi như: “Có phải công việc này đòi hỏi phải có khả năng giải quyết những vấn đề khó khăn? Đó cũng là nhiệm vụ chính trong công việc trước kia của tôi và tôi có khả năng ….(kể các khả năng của bạn ra ở đây)”.

Câu hỏi này cho phép bạn nhấn mạnh rằng bạn là người phù hợp với công việc: mình chính là mẫu người mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, đáp ứng được kỳ vọng của nhà tuyển dụng và hơn thế nữa còn vượt quá kỳ vọng của nhà tuyển dụng như thế nào.

Tuy nhiên tất cả những gì chúng ta phải nắm vững nhất đó chính là các kỹ năng cũng như kiến thức về tiếng Anh giao tiếp cơ bản hàng ngày, có được những điều này bạn mới có thể truyền thông tin nội dung một cách đầy đủ và chính xác đến người đối diện – các nhà tuyển dụng nhân sự.  

2. Phỏng vấn nhà tuyển dụng

Cuộc phỏng vấn tiếng Anh cũng chính là cơ hội để bạn quyết định xem công việc này có phù hợp với mong muốn của mình hay không. Đừng đợi đến cuối cuộc phỏng vấn mới đưa ra câu hỏi nếu như bạn thấy người tuyển dụng không có vẻ tự tin, vững chãi. Bạn có thể đưa ra những câu hỏi như “ tại sao anh/ chị lại thích làm việc ở đây?” Khi đặt ra câu hỏi này, do yếu tố bất ngờ nên bạn sẽ nhận được câu trả lời trung thực, giúp bạn hiểu rõ hơn về môi trường làm việc ở đó.

3. Nghe phản hồi

Kết quả buổi phỏng vấn phụ thuộc vào khả năng liên kết các vấn đề của bạn trong các câu hỏi của nhà tuyển dụng: khả năng nhấn mạnh ưu điểm, những kỹ năng phù hợp với công việc và sự phù hợp của bạn với vị trí đang tuyển dụng. Kiểm tra phản hồi về các câu trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh của bạn, hay kiểm tra xem mình đã trả lời đúng trọng tâm và đầy đủ câu hỏi chưa sẽ tạo điều kiện cho bạn có được thêm thông tin để bạn có phương hướng hành động hay tiếp tục thể hiện mặt mạnh của mình cho nhà tuyển dụng biết. Khi đó bạn lại có cơ hội để tiếp tục chứng tỏ khả năng của mình.

Lắng nghe phản hồi từ nhà tuyển dụng cũng cho phép bạn có thể phán đoán kết quả cuộc phỏng vấn và là cơ hội để bạn giải quyết những vấn để mà nhà tuyển dụng nêu ra. Đặc biệt bạn nên hỏi xem nhà tuyển dụng có hài lòng với câu trả lời của mình về một vấn đề đó không (ví dụ : tại sao bạn bỏ công việc trước đây) trước khi chuyển sang câu hỏi tiếp theo.

Trong cuốn Live Q & A on How to succeed at interview, Michael Buchan đã nói: “Lắng nghe phản hồi của nhà tuyển dụng là cách tốt nhất để bạn đánh đúng vào vấn đề trọng tâm mà nhà tuyển dụng yêu cần, tránh tình trạng dài dòng văn tự”

4. Ngắt lời một cách lịch sự

Khi nhận được những câu hỏi lan man, bạn nên lịch sự ngắt lời người phỏng vấn tuyển dụng, sau đó dựa vào một số chỉ dẫn mà bạn rút ra được từ phía người phỏng vấn để nói về một vấn đề quan trọng và liên quan đến mục đích chính của cuộc phỏng vấn.

Cũng trong cuốn Q & A, Denise Taylor khuyên: “ Khi nhận được những câu hỏi ngoài lề, bạn không nên đưa ra những lời nhận xét đồng tình hay có những cử chỉ khuyến khích nhà tuyển dụng. Khi nhà tuyển dụng nghỉ lấy hơi, bạn nên thẳng thắn nói “ Tôi có một số ý kiến về vấn đề anh/ chị đang nói” và sau đó, bạn tiếp tục nói để hướng nhà tuyển dụng vào những vấn đề trọng tâm. Ngoài ra bạn cũng có thể bỏ qua một số dấu hiệu muốn quay trở lại đề tài lúc trước của nhà tuyển dụng tuy nhiên bạn vẫn cần phải lịch sự.

5. Trả lời những câu hỏi bất ngờ một cách bình tĩnh

Từ chối trả lời những câu hỏi bất ngờ (tình trạng hôn nhân, kế hoạch nuôi con) sẽ khiến bạn mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng và có thể bị đánh giá khó tính hay không hòa đồng. Thay vì thế, bạn hãy khéo léo nói về vấn đề về công việc liên quan đến nội dung câu hỏi đó (bạn có thể làm gì để làm việc ngoài giờ hay đi công tác) bằng tiếng Anh giao tiếp cơ bản. Như vậy bạn vừa tránh trả lời câu hỏi lan man vừa nhấn mạnh được sự phù hợp của bạn với công việc.

Alec Grimsley gợi ý bạn nên xin một chút thời gian để suy nghĩ. “ Khi được hỏi những câu như vậy, bạn sẽ rơi vào tình trạng phân vân giữa việc trả lời câu hỏi đó để không làm mất lòng người phỏng vấn và việc cho rằng đó là câu hỏi không phù hợp. Lúc đó bạn nên đề nghị nhà tuyển dụng nói rõ hơn về câu hỏi để bạn có thể có thời gian suy nghĩ câu trả lời phù hợp nhất.

Nhiều khi nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi tiếng Anh rất hóc búa. Chẳng hạn như: “ Nếu được chọn, bạn muốn trở thành con vật gì?” Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang quan tâm đến tính cách của bạn, vì vậy, bạn hãy bình tĩnh và đưa ra câu trả lời thuyết phục nhà tuyển dụng, cho họ thấy bạn có tính cách phù hợp với công việc, với công ty đó.

6. Kiểm soát không khí buổi phỏng vấn

Nếu người phỏng vấn bạn đến muộn hoặc tỏ ra chưa hề xem qua CV của bạn, bạn có thể cảm thấy khó chịu. Trong tình huống này bạn nên tránh tỏ ra mất bình tĩnh với nhà tuyển dụng để xây dựng một hình ảnh đẹp, một “đồng nghiệp” lý tưởng  trong mắt nhà tuyển dụng Vì vậy khi đi phỏng vấn, bạn nên mang theo một bản CV để dự phòng, sau đó bạn có thể nói tiếng Anh cơ bản về những kỹ năng và những thành tích mà bạn đã đạt được để buổi phỏng vấn diễn ra một cách thoải mái.

Gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng không chỉ là việc bắt tay hay nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng, bạn cũng cần phải chuẩn bị kỹ càng:

CV của bạn trước hết phải có đủ các tiêu chí đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là làm sao bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn và bạn chính là người họ đang tìm kiếm?

Rebecca Corfield, tác giả cuốn “ Nghệ thuật phỏng vấn” khuyên: “ Nếu bạn được mời đến phỏng vấn, có nghĩa là bạn đã có cơ hội nhận được công việc đó. Thậm chí nếu bạn không nhận được công việc đó, bạn cũng có thể bày tỏ những khả năng của mình- một ứng cử viên ấn tượng cho lần tuyển dụng sau này. Vì vậy bạn không nên bỏ qua phần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để tự tạo ra những cơ hội tốt nhất:

NÊN

– Chuẩn bị các câu trả lời: Bạn muốn nói gì về mình? Bạn sẽ trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng ra sao? “ Nếu bạn muốn thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp cho công việc thì điều đầu tiên, rõ ràng là bạn nên tự mình trả lời tại sao bạn phù hợp với việc đó”(James Inner, tác giả cuốn Interview Book).

– Cấu trúc câu trả lời một cách rõ ràng. Mỗi câu trả lời của bạn nên có ý rõ ràng để nhà tuyển dụng có thể theo sát ý của bạn. Bạn nên sử dụng những ví dụ thực tiễn ( kinh nghiệm làm việc) để củng cố câu trả lời của mình.

– Vượt qua chính mình. Khi đi phỏng vấn, bạn thường hồi hộp, lo lắng, vì vậy hãy cố gắng vượt qua cảm giác đó. Kiểm soát tâm trạng mình không khó như bạn nghĩ, hãy đứng thẳng người, hít thật sâu và tập trung trả lời câu hỏi một cách tự tin.

– Đặt câu hỏi. Các nhà tuyển dụng thường cho bạn cơ hội để đưa ra câu hỏi. Hãy tận dụng cơ hội này để củng cố sự quan tâm và nhiệt huyết của bạn với công việc. “Nếu không, người ta sẽ đánh giá bạn là người thụ động và không có động cơ” (Innes).

KHÔNG NÊN

– Tập trung vào bản thân. Nhà tuyển dụng không quan tâm công việc này sẽ giúp cho sự nghiệp của bạn. Hãy nói bạn có thể làm gì cho công việc này, kết quả như thế nào, những kiến thức của bạn có thể dùng trong công việc, cho họ thấy bạn có thể tạo ra sự khác biệt trong công việc.

– Chỉ trích người khác. Chỉ trích sếp hay đồng nghiệp cũ của bạn là một trong những sai lầm lớn nhất trong cuộc phỏng vấn và sẽ khiến bạn không nhận được công việc đó cho dù nhận xét đó của bạn đúng hay sai.

– Đề cập đến lương quá sớm.  Tốt nhất là bạn nên tránh đặt những câu hỏi về vấn đề lương hay chế độ nghỉ phép trừ phi nhà  tuyển dụng nêu ra. “ Quá chú trọng vào những gì bạn có thể mong mỏi được từ phía nhà tuyển dụng, mà không chú trọng vào những gì bạn có khả năng cống hiến – không bao giờ là một ý tưởng hay” (Innes).

Những sai lầm khi đi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh

Những sai lầm khi đi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh

Làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc lỗi trong buổi phỏng vấn tiếng Anh? Đó là câu hỏi được khá nhiều ứng viên thắc mắc và mong có lời giải đáp để buổi phỏng vấn được hoàn hảo hơn. Dưới đây là một số những sai lầm mà ứng viên thường mắc phải trong buổi phỏng vấn nhất.

1. Lỗi diễn đạt

Đây là lỗi mà nhiều người gặp phải nhất trong quá trình phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh. Người thì ấp úng ậm ừ không ra tiếng, người lại nói quá nhanh. Một số thì nói cộc lốc, thiếu chủ ngữ vị ngữ hoặc số khác nói quá lan man, không rõ vấn đề, không tập trung vào câu hỏi của nhà tuyển dụng… Không phải ai sinh ra cũng có thể nói chuyện lưu loát. Tuy nhiên, nếu chúng ta chuẩn bị trước, lường trước những tình huống trong buổi phỏng vấn thì khả năng diễn đạt sẽ được cải thiện hơn. Ngoài ra, khi phỏng vấn, chúng ta vẫn có quyền suy nghĩ. Việc xin phép nhà tuyển dụng 1 phút, 2 phút để suy nghĩ cho câu trả lời sẽ giúp bạn không chỉ cải thiện vốn từ, ghép câu chính xác, xác định nội dung câu trả lời mà còn giúp bạn lấy lại tinh thần. Điều này sẽ tránh được tối đa các lỗi trong quá trình diễn đạt.

2. Lỗi quan điểm

Dẫu biết rằng, mỗi người sẽ có một quan điểm riêng của mình khi giải quyết một vấn đề. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng không chấp nhận nổi những ứng viên có lập trường quá mạnh, đến mức có thể nói là khoe khoang. Theo quan điểm của những ứng viên này thì “cái gì cũng biết” hoặc là ở công ty cũ họ là một người quan trọng, nắm giữ chức vụ cao… Đôi khi cái tôi của họ quá lớn. Họ cố thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng “Hãy thuê tôi đi và tôi chắc chắc sẽ mang lại lợi nhuận cho anh rất nhiều”. Với những cá tính quá mạnh như thế, nhà tuyển dụng sợ sẽ khó quản lý, khó để họ nghe theo chỉ thị của mình. Ngược lại nếu quá nhút nhát, quá rụt rè, không thể hiện ưu điểm gì trong buổi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng cũng sẽ cảm thấy tẻ nhạt. Và bạn lại mất điểm.

3. Lỗi ứng xử

Nguyên nhân của lỗi này là do việc thiếu ý thức cộng đồng, không hiểu một số phép lịch sự cơ bản. Nhiều nhà tuyển dụng không hài lòng về việc ứng viên đi trễ. Đáng nói hơn, nhiều ứng viên còn hết sức bình tĩnh nghe điện thoại khi đang trong quá trình phỏng vấn hoặc quên không tắt nguồn, quên đặt chế độ “im lặng”. Điều này sẽ rất khó để nhà tuyển dụng thông cảm cho bạn.

4. Lỗi ăn mặc

Phong cách ăn mặc cũng được các nhà tuyển dụng soi xét nghiệm. Nhiều ứng viên không chú ý đến vẻ bề ngoài mà luôn nghĩ rằng kiến thức và kinh nghiệm mới là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, ăn mặc quá nhếch nhác hay mặc quá lố, người xăm trổ… cũng đều gây mất thiện cảm. Tốt nhất, bạn nên chọn trang phục công sở. Nam quần tây áo sơ mi, đóng thùng và mang giày lịch sự. Nữ tốt nhất nên mặc váy, kết hợp sơ mi, giày cao gót và có trang điểm nhẹ.

5. Lỗi thiếu trung thực

Nhà tuyển dụng ghét nhất là sự lừa dối. Bạn không nên quá khoa trương. Trung thực luôn là điều tốt nhất. Nhiều nhà tuyển dụng, nhất là công ty Nhật họ thường đánh giá cao các ứng viên thành thực. Họ sẵn sàng đào tạo nếu bạn không biết nhưng họ không chấp nhận bạn là người giả dối. Tuy nhiên thẳng thắn quá cũng không tốt. Vì không ai muốn tuyển phải người thiếu tự tin và kém cỏi. Vì vậy bạn nên biết cách “phóng đại hóa” sự hiểu biết cho phù hợp với trình độ của mình.

6. Không tìm hiểu về công ty phỏng vấn

Đi phỏng vấn mà không có bất cứ thông tin gì về công ty mình đang phỏng vấn cũng giống như việc bạn đi cày mà không biết cách dùng cày vậy. Nhà tuyển dụng sẽ có ít nhất một câu để thử xem bạn có hiểu về công ty của họ hay không. Việc bạn không tìm hiểu trước các thông tin, sẽ làm nhà tuyển dụng thất vọng và cảm giác bạn không xem trọng buổi phỏng vấn.

7. Không đặt câu hỏi sau buổi phỏng vấn

Việc đặt câu hỏi không chỉ giúp bạn giải đáp các khúc mắc của bản thân mà còn là cách giúp nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến công việc và công ty họ. Có khá nhiều ứng viên sau buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng muốn nghe ý kiến hoặc thắc mắc của họ cho công việc nhưng ứng viên lại “câm như hến” vì không biết gì để hỏi. Nếu thật sự đã hiểu hết vấn đề và không còn gì để hỏi, bạn cũng nên tìm một thắc mắc nhỏ nào đó trong cơ chế, hình thức làm việc của công ty để hỏi lại nhà tuyển dụng.

8. Nói xấu công ty cũ

Đây là điều cấm kị nhất khi phỏng vấn tiếng Anh. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng, bạn đã nói xấu công ty cũ nghĩa là bạn cũng sẽ nói xấu công ty họ nếu sau này bạn chuyển việc. Họ sẽ đánh giá ngay về tính cách của bạn và sẽ không muốn tuyển dụng một người như thế.

Không nên nói gì khi đi phỏng vấn xin việc?

Không nên nói gì khi đi phỏng vấn xin việc

Không nên nói gì khi đi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh? Trong mỗi cuộc phỏng vấn tiếng Anh bạn phải thể hiện cho người tuyển dụng biết rằng bạn có năng lực và tích cách tốt. Tuy nhiên, khi bạn trả lời có những, có những điều mà các nhà tuyển dụng sẽ xem như một dấu hiệu “cảnh báo”.

1. “Hãy cho tôi biết công ty đang làm gì”: Bạn đừng bao giờ đi phỏng vấn khi không biết điều gì ngoài vị trí đang tuyển dụng. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên internet hoặc hỏi han người từng làm việc trước đó. Quy tắc đầu tiên của một cuộc phỏng vấn: Hãy tìm hiểu trước

2. “Ừm, công ty trước của tôi…”: Dù công việc trước của bạn có tệ đến đâu cũng đừng nói xấu sếp cũ của bạn khi phỏng vấn. Giữ giọng điệu của bạn trung hòa và tích cực, tập trung vào những gì bạn đã học hỏi được từ công việc trước và những gì bạn hy vọng có thể làm. Điều này đặc biệt cần thiết khi bạn được hỏi tại sao lại chuyển đổi việc.

3. “Tôi không thân được với sếp”: Tương tự, bạn đừng nói xấu người đã từng cùng làm việc với mình. Ngay cả nếu người đó có thật sự kinh khủng, nhà tuyển dụng hiện tại cũng không biết điều đó và họ có thể nghĩ rằng bạn là một người khó làm việc cùng. Bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng sống của bạn, bởi một người nhân viên tốt không chỉ có trình độ chuyên môn giỏi mà cần phải có các kỹ năng mềm cơ bản để có thể làm việc và ngoại giao tốt.

4. “Tôi quá lo lắng”: Ngay cả nếu bạn lo lắng hồi hộp chưa từng có, không công ty nào muốn tuyển một người thiếu tự tin. Nên trong trường hợp này, chân thật không phải là tốt. Hãy “giả vờ” tự tin cho đến khi bạn tin thế thật.

5. “Tôi sẽ làm bất cứ việc gì”: Hầu hết nhà tuyển dụng đều muốn tìm người thật sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển. Nên nếu bạn nói khoa trương như “Tôi không quan tâm đến việc được sắp xếp vào vị trí nào, tôi sẽ làm bất cứ việc gì!” thì sẽ khiến họ nghi ngại. Hãy tìm hiểu về vị trí bạn muốn ứng tuyển, và giải thích chính xác tại sao bạn muốn làm việc ấy.

6. “Tôi biết mình không có nhiều kinh nghiệm, nhưng…”: Đây là lỗi rất phổ thông, nhất là nếu bạn mới tốt nghiệp hoặc thay đổi ngành nghề. Vấn đề là, khi bạn xin lỗi vì không có kinh nghiệm, bạn cũng đang ngầm nói rằng bạn không phải là ứng viên tốt phù hợp cho công việc, thậm chí là không có khả năng. Thay vì lôi kéo sự chú ý vào điểm yếu, hãy tích cực tập trung vào điểm mạnh của bạn, giới thiệu những kỹ năng và sự hào hứng của bạn với công việc.

7. “Điều này đã ghi trong lý lịch của tôi”: Nhà tuyển dụng biết lý lịch của bạn, nhưng nếu họ hỏi bạn về một công việc đặc biệt hay kinh nghiệm làm việc, họ muốn nghe bạn nói nhiều hơn những gì đã viết. Và họ cũng đang đánh giá khả năng giao tiếp xã hội của bạn. Nếu được hỏi về kỹ năng nào đó, đừng nhắc lại về bản lý lịch mà hãy dùng cơ hội này để tỏa sáng.

8. “Vâng! Tôi có một câu trả lời tuyệt vời cho điều này!”: Bạn đã tập luyện trả lời phỏng vấn trước? Rất tốt, nhưng đừng học thuộc từng từ. Khi bạn căng thẳng chuẩn bị trả lời những câu hỏi bạn biết rằng sẽ ra, bạn sẽ rất khó khăn trò chuyện chân thành với người tuyển dụng. Và người phỏng vấn cũng không muốn tuyển những người tỏ vẻ không chân thành. Hãy chuẩn bị trước, nhưng đừng nhớ máy móc những điều đã tập.

9. “Điểm yếu lớn nhất của tôi là cầu toàn”: Nói với người tuyển dụng điều này giống như một sự sáo rỗng quá mức. Nó chẳng cho thấy điều gì về cách làm việc hay tính cách của bạn, đặc biệt nếu những ứng viên khác cũng trả lời y như vậy. Hãy nghĩ đến những cách trả lời khôn ngoan hơn.

10. “Tôi là nhân viên bán hàng hàng đầu trong công ty – và tôi có 2 bằng tiếng Anh”: Hãy cố gắng giữ mức ấn tượng của chuỗi thành tích bạn liệt kê tương đương nhau, không phải từ nơi này chuyển sang nơi khác. Tâm trí người nghe có xu hướng trung bình hóa sự ấn tượng của danh sách các thành tích. Bạn nên để các thành quả không liên quan vào cơ hội giới thiệu thích hợp hơn.

11. “Tôi rất sáng tạo”: Những từ ngữ khoa trương sáo rỗng này không khiến bạn tiến xa. Đừng dùng những từ đã quá quen thuộc, hãy mô tả kỹ năng và khả năng của bạn bằng các câu chuyện về những gì bạn đã làm.

12. “Tôi sẽ tăng sự nổi tiếng của chúng ta lên, ừm… 25%…”: Những từ ngữ “à, ừm, có lẽ…” khiến bạn có vẻ thiếu tự tin, thậm chí là thiếu khả năng giao tiếp. Hãy nói chậm và nghĩ kỹ trước khi nói.

13. “Trong cuộc du lịch sinh thái của tôi…”: Những câu chuyện rất có ích cho phỏng vấn, chúng dễ nhớ hơn sự kiện, giúp bạn xây dựng mối quan hệ, và có thể giúp bạn chia sẻ kinh nghiệm với người phỏng vấn. Nhưng bạn cần kể những câu chuyện phù hợp với công việc và nhu cầu của công ty, yêu cầu của nhà tuyển dụng. Những câu chuyện linh tinh chỉ khiến bạn bị nhìn một cách “lạ lùng”.

14. “Tôi đã xây dựng một mạng lưới hiệp đồng của các liên minh chiến lược …”: Nếu câu trả lời của bạn nghe như một bài phát biểu của lãnh tụ, bạn cũng chẳng gây được ấn tượng nào. Những từ ngữ trừu tượng chỉ kích hoạt phần xử lý ngôn ngữ trong não. Những cách nói dễ hiểu hơn như “đã từng phát biểu trước 150 người” kích hoạt hầu hết não bộ, và vì thế đáng nhớ hơn. Hãy dùng cả 5 giác quan để mô tả lại các hành động, bạn sẽ được ghi nhớ nhiều hơn.

15. “Tôi ghép các báo cáo STP với nhau…”: Trừ phi chúng là thuật ngữ chuyên dùng trong công việc, đừng dùng từ ngữ vắn tắt hay thuật ngữ riêng khi mô tả công việc của bạn. Bạn sẽ nói chuyện hấp dẫn hơn khi mọi người đều nghe hiểu được. Sử dụng từ vựng tiếng Anh một cách hợp lý đúng nội dung và ngữ cảnh để đảm bảo những điều mình nói ra là đúng và phù hợp.

Với những chia sẻ một cách kỹ lưỡng trên đây về những điều nên và không nên khi phỏng vấn tiếng Anh để ứng tuyển vào một vị trí công việc nào đó trong các công ty và tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài, hy vọng các bạn có thể mang theo nó như một hành trang để có thể chắp cánh cho ước mơ cho chặng đường tương lai phía trước của bản thân mình.    

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ TẠI BENATIVE KIDS NGAY HÔM NAY


Bài viết liên quan