Nguồn gốc lễ Giáng Sinh
Lễ Giáng Sinh, hay còn được gọi là lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, Nô en là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê – su sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo. Họ tin là Giê – su được sinh ra tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6.
Một số quốc gia trên thế giới ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, tuy nhiên ở một số nước lại tổ chức ăn mừng vào tối ngày 24 tháng 12. Tuy nhiên, những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julieng để định ngày này, chính vì vậy họ tổ chức lễ Giáng Sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.
Nguyên thủy, lễ Giáng Sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người thống lĩnh tôn giáo của họ, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng một thời gian sau, qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng Sinh ngày càng linh đình và quy mô hoành tráng hơn. Kết quả là bây giờ, dịp lễ này được xem là một ngày lễ quốc tế, có ông già nô en và cây thông.
Ý nghĩa lễ Giáng Sinh
Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noel còn là một ngày lễ của sự đoàn viên gia đình, một ngày đặc quyền để chúng ta tụ tập và quây quần mọi người, các thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo ra những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình. Mỗi người tìm cho mình một điều gì đấy để có sự liên kết với nhau như: Quây quần bên một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây thông. Với địa vị ngày càng lớn lao của trẻ con trong gia đình, ngày Noel trở thành một buổi lễ của trẻ em: Một đêm thật kỳ diệu, tất cả mọi ước nguyện trẻ con đều được thành sự thật trong sự vui sướng của những người lớn.
Noel cũng là một thông điệp của hoà bình: Vinh danh Thượng Đế trên cao và bình an cho người dưới thế, đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin cho sự xuất hiện của vị cứu thế và Noel cũng là ngày mà người ta chia sẻ với những ai đang bị bỏ rơi, cô đơn, bệnh hoạn và già yếu.
Cây thông Noel
> Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh chủ đề Giáng Sinh
Vào mùa đông, khi cây cối đều héo rũ thì riêng mình cây thông vẫn xanh tươi. Chính bởi vậy, những người cổ đại đã coi đây là loại cây phục sinh. Để có sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên, hơn 500 năm trước đây trong mùa Giáng Sinh, người ta dùng thông làm cây “Christbaum”, thông xanh tươi, có mùi thơm biểu tượng cho sự sống, mang đến ánh sáng hy vọng. Vào ngày đông chí, họ thường trang trí cây thông với trái cây, hoa và lúa mì.
Chuông thánh đường
Ngôi sao Noel
Ngôi sao trong ngày lễ Giáng Sinh có một ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền, lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra rất xa. Từ các vùng phía đông nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, họ tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa ra đời. Ba vị quỳ trước mặt Chúa, dâng lên các phẩm vật trầm hương, mộc dược cùng vàng bạc châu báu.
Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo ở nơi trang trọng nhất của các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Ngôi sao chính là biểu tượng cho phép lạ của thượng đế.
Cây kẹo gậy
Năm 1800, một người ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng Sinh qua biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo thành hình một chiếc gậy kẹo.
Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện cho tình yêu và sự hy sinh của Đức Chúa Jesus. Màu trắng tượng trưng cho sự trong trắng và vô tội của Chúa Jesus. Ba sọc nhỏ trên kẹo tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chịu chết trên cây thập tự giá.
Điều đó còn biểu hiện cho ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để biểu trưng cho ý nghĩa máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì Chúa Jesus chính là người chăn dắt con chiên. Nếu chúng ta lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus.
Vòng lá mùa vọng
Theo những người Thiên chúa giáo, vòng lá mùa vọng được kết bằng lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy. Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên chúa. Theo đúng nghi thức của những người Thiên chúa giáo, trên vòng lá mùa vọng sẽ cồn 4 cây nến bao gồm 3 cây màu tím, màu của mùa vọng, cây thứ 4 là màu hồng là màu của Chúa nhật thứ ba mùa vọng.
Ngày nay, với sự phổ biến của Giáng Sinh trên khắp thế giới, vòng lá mùa vọng này đã dần thay đổi so với ý nghĩa ban đầu. Những ngày này, ra đường bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những vòng hoa nguyệt quế (vòng hoa mùa vọng) như là một biểu tượng của Giáng Sinh.
Vui chơi nhưng đừng quên nhiệm vụ học ngoại ngữ cùng với trung tâm tiếng Anh giao tiếp Benative bạn nhé! Với lịch khai giảng các lớp học tiếng Anh giao tiếp ở các mức độ khác nhau liên tục, bạn hoàn toàn có thể sắp xếp được thời gian và công việc của mình để tham gia theo học. Chúc các bạn có một mùa Giáng Sinh an lành và năm mới an khang thịnh vượng!