Tiếng Anh được nói phổ biến nhất ở Anh và Mỹ, vì thế cũng chia làm 2 loại đặc trưng cho người học. Cùng tìm hiểu một số từ vựng tiếng Anh thể hiện sự khác biệt giữa tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ nhé.
Ký hiệu trong bài: M: Anh – Mỹ, A: Anh – Anh
Anh – Anh và Anh – Mỹ khác nhau như thế nào?
American English (Anh-Mỹ) và British English (Anh-Anh) khác nhau ở nhiều điểm như vốn từ vựng, cách viết, phát âm và ngữ pháp. Có một số từ vựng chỉ xuất hiện trong tiếng Anh – Mỹ mà không có trong Anh – Anh và ngược lại. Hoặc một số từ có cả ở 2 nước nhưng lại có ý nghĩa khác nhau.
Điều phân biệt dễ dàng nhất là về phát âm. Anh – Mỹ thường đọc nối âm, đọc “ăn bớt âm tiết”, hay biến âm “t” thành âm “d”… còn tiếng Anh – Anh được coi là giọng chính thống, là giọng quy chuẩn, âm phát ra tròn trịa hơn, đầy đặn hơn, và đôi khi khó nghe vì cách phát âm “màu mè” của nó. Đó là lý do Anh – Mỹ là loại tiếng Anh được dùng nhiều hơn trong việc học.
Các từ vựng phân biệt tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ
– Nhà hát: Theater (M) – Theatre (A)
– Màu sắc: Color (M) – Colour (A)
– Hành vi: Behavior (M) – Behaviour (A)
– Bản mẫu có chỗ trống để điền vào: Blank (M) – Form (A)
– Danh thiếp: Calling card (M) – Visiting card (A)
– Kẹo: Candy (M) – Sweets (A)
– Cửa hàng kẹo: Candy store (M) – Sweet shop (A)
– Toa xe lửa: Car (M) – Coach, carriage (A)
– Ngô: Corn (M) – Maize, Indian corn (A)
– Lúa mì: Grain, wheat (M) – Corn (A)
– Thị sảnh: City Hall (M) – Town Hall (A)
– Bánh quy: Cracker (M) – Biscuit (A)
– Đạo diễn điện ảnh: Director (M) – Producer (A). Chú ý: ở Mỹ, producer là giám đốc, chủ rạp hát (ở Anh thì dùng manager, proprietor)
– Thành phố: Downtown (M) – City (A)
– Hiệu thuốc: Drugstore (M) – Chemist’s. Chemist’s shop (A)
– Thang máy: Elevator (M) – Lift (A)
– Xăng: Gas hay gasonline (M) – Petrol (A)
– Dầu hỏa: Kerosene (M) – Paraffin (A)
– Mùa thu: Fall (M) – Autumn (A)
– Đường ngầm: Subway (M) – Underground (A)
– Vỉa hè: Sidewalk (M) – Pavement (A)
– Đường sắt: Railroad (M) – Railway (A)
– Đường cao tốc: Highway (M) – Motorway (A).
– Sinh viên năm thứ nhất: Freshman (M) – First year student (A)
– Sinh viên năm thứ hai: Sophomore (M) – Second year student (A)
– Sinh viên năm thứ ba: Junior (M) – Third year student (A)
– Sinh viên năm cuối: Senior (M) – Last year student (A)
– Luật sư: Attorney (M) – Barrister, Solicitor (A)
– Hiệu sách: Bookstore (M) – Bookshop (A)
– Ô tô: Automobile (M) – Motor car (A)
– Tổ chức: Organize (M) – Organise (A)
– Tên (người): First name hay given name (M) – Christian name (A)
– Cửa hàng tự phục vụ: Supermarket (M) – Self-service shop (A)
Giải thích về cách phân biệt tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ
>> Anticlockwise – Counterclockwise: Ngược chiều kim đồng hồ
Người Anh thường sử dụng cụm từ “anticlockwise” với chữ “ti” được phát âm giống từ “tea”. Trong khi đó, người Mỹ thường dùng “counterclockwise” trong trường hợp này.
Ví dụ:
Turn the key anticlockwise.
The cutters are opened by turning the knob counterclockwise
>> Baking tray – Cookie sheet: Khay làm bánh, nấu thức ăn trong lò
Tại Anh, khay làm bánh, nấu thức ăn trong lò nướng được gọi chung là “baking tray” nhưng người Mỹ lại gọi chính xác chúng bằng tên “cookie sheet”.
Ví dụ:
Spread out the coconut mixture on a large baking tray.
After three minutes, I put the fried walnuts on a cookie sheet and added salt
>> Accomodation – Accomodations: Chỗ ở
Tuy có cùng nghĩa là “nơi ở”, nhưng người Mỹ sẽ viết thêm “s” ở cuối từ này.
Ví dụ:
They had to spend at least 18 months living in rented accommodation while their shattered homes were rebuilt.
Most common houses offer laundry facilities, exercise rooms and guest accommodations.
>> Candyfloss – Cotton candy: Kẹo bông gòn
Kẹo bông gòn được làm từ đường màu kéo sợi nên người Anh đã gọi chúng là “candyfloss”, còn tại Mỹ, họ dựa vào chất xốp mềm như bông của kẹo và đặt tên nó là “cotton candy”.
Ví dụ:
1. A fat baby was pushing candyfloss into its chubby face
2. I pulled a piece of my cotton candy off, and placed it on my tongue.
>> Xem thêm: Học tiếng Anh cho người mất gốc
Tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ thật khác biệt đúng không ạ? Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn và giao tiếp chuẩn như người bản ngữ thì hãy đến Benative – học tiếng Anh Nội trú cùng Tây, chỉ sau 2 tháng bạn sẽ hoàn toàn thay đổi.