Trong cuộc sống, chúng ta ắt sẽ gặp nhiều kiểu người khác nhau, và ai đó ít nhiều đều đã từng lừa dối chúng ta. Vậy trong tiếng Anh, nói như thế nào về sự lừa dối? Cùng tự học tiếng Anh qua những từ vựng cơ bản sau nhé.
A Liar
Khi ai đó có sở thích là nói dối, họ nói dối về mọi thứ ở mọi lúc và mọi nơi, chúng ta gọi đó là các “Liars” (Kẻ nói dối) .
A Fraud, Con-man, con-artist
Khi ai đó tìm cách lừa dối để chiếm đoạt tiền, tài sản của người khác, ta dùng: A fraud, A co-man, con-artist. Các từ này chủ yếu sử dụng cho nam giới.
A snake oil salesman
Một cách thú vị hơn bạn dùng để gọi những kẻ lừa lọc chuyên nói dối đó là “A snake oil salesman”. Hoặc thông thường hơn bạn có thể nói: “They are selling snake oil” (Họ đang bán dầu rắn đó!).
Cách đây rất lâu rồi có nhiều người đi sang quốc gia khác để bán dầu rắn. Họ bán và quảng cáo chúng như là một loại thuốc có khả năng chữa mọi loại bệnh. Từ đau đầu,cảm lạnh, cúm, và đường nhiên sự thật chúng đâu phải thuốc và chúng chẳng thể chữa được bệnh nào cả. Ngày nay vẫn có nhiều người cố gắng bán sản phẩm của mình bằng cách cố gắng nhồi nhét cho chúng nhiều tác dụng như một thứ thuốc thần dược và họ tuyên bố chắc rằng nó sẽ chữa được bách bệnh. Chúng ta có một cái tên dành cho họ đó là “Snake oil salesman” (Kẻ bán dầu rắn). Việc tìm hiểu nguồn gốc của một từ như thế này sẽ khiến cho việc học tiếng Anh căn bản hiệu quả hơn rất nhiều đấy!
Exaggerate
Chỉ một ai đó cũng hay nói dối nhưng không phải nói dối hoàn toàn ở mọi việc.
Khi ai đó nói với chúng ta về kích thước hoặc số lượng của một cái gì đó và họ muốn nói “Nó bằng tầm này này” và trong thực tế nó chỉ bằng 1/3 hoặc ít hơn rất nhiều so với cách họ miêu tả ta có từ (to) Exaggerate.
Khi anh bạn họ hàng với chú Cuội của bạn nói về kích thước con cá anh ta bắt được (Anh ta cho rằng dài bằng cả cánh tay của anh ta).
– Yeah! It’s this big! (Nó to bằng này này!)
Bạn biết trên thực tế nó chỉ to bằng hai đầu ngón tay. Bạn có thể nói:
– I think you’re exaggerating. (Tôi cho rằng cậu đang phóng đại nó lên rồi đó).
Lead on
Khi ai đó cố gắng “thả thính”, lừa dối bạn, khiến bạn nghĩ rằng anh ta thích bạn, yêu bạn có thể vì một mục đích muốn kiếm chác cái gì đó từ bạn.
Ví dụ: OMG! He said that he loved me. But that was a lie. He led me on. (Chúa ơi! Anh ta nói anh ta yêu tôi. Nhưng tất cả chỉ là dối trá. Anh ta chỉ đang dắt mũi tôi).
A white lie
Ví dụ: Khi bạn đã có một ngày dài làm việc thậm chí không có thời gian để chợp mắt, bạn về nhà trong tình trạng “Ah, I look like a zombie. I’m so tired!” (Trông tôi như một cái xác sống vậy! Tôi mệt mỏi quá!) và vợ của bạn muốn động viên để bạn cảm thấy tốt hơn. Đương nhiên cô ấy không thế nghiền nát trái tim mỏng manh của bạn bằng câu: “Yeah! You’re look awful!” (Ôi, trông anh kinh khủng quá!) với người đàn ông vất vả kiếm tiền chăm sóc cô ấy được. Cô ấy sẽ nói: “No don’t say that, you don’t look tired”. Đó là một lời nói dối vô hại và nó không làm người khác phải phiền lòng.
Chúng ta gọi tên chúng là “a white lie” hoặc “a little white lie”. Và hãy nhớ chúng là một danh từ, không phải Verb (động từ) thế nên đừng nói: “I white lied”, mà hãy nói: “I told him a white lie” (Tôi nói với anh ấy một lời nói dối vô hại).
A bluff
Ví dụ: Khi có một ai đó muốn cướp sản của bạn và hắn nói:
– Give me your money or I will shoot your cat! (Đưa tôi tiền hoặc tôi sẽ bắn con chó dễ thương của ông!).
Lời đe dọa này chắc chỉ áp dụng được cho trẻ con chứ không phải cho một thanh niên đã qua 18 tuổi như bạn. Vậy đó, khi ai đó đưa ra một lời hăm dọa mà bạn nghĩ rằng nó sẽ chẳng bao giờ có thể xảy ra hoặc ai đó tuyên bố chắc nịch về sức mạnh của họ nhưng bạn không tin vào điều đó cho lắm, loại “nói dối” kiểu này được gọi là “a bluff”.
Ví dụ: You’re bluffing! (Mày lừa tao à!)
Kiểu nói dối này tương đối thường gặp và rất giống trong khi chơi poker. Bạn cố tỏ ra mình có một quân bài đắt giá nhưng thực tế là bạn chẳng có gì.
Vì vậy: It’s a bluff hay You’re bluffing (Nó là một sự lừa bịp. Bạn đang lừa phỉnh).
Đó là về những lời nói dối vô hại, vậy còn khi muốn nói về ai đó- người mà luôn chân thật trong mọi thứ thì sao? Chúng ta có những tính từ sau:
Honest/ Trustworthy/Reliable
Honest: Chân thật
Trustworthy, Reliable: Đáng tin cậy
Những tính từ này được sử dụng chỉ những người luôn luôn thành thật, chân thành, và là những người được người khác tin tưởng.
Ví dụ: He’s honest (Anh ấy rất chân thật).
She is trustworthy (Cô ấy rất đáng tin cậy).
That’s bollocks
Một tình huống khá thường gặp trong cuộc sống hàng ngày đó là khi chúng ta hẹn ai đó đi chơi. Đã tới giờ hẹn và họ thì vẫn đang đến?
– Are you still coming? (Bạn vẫn đang trên đường đến à?)
– Yeah, I’m leaving my house now! (Ờ, bây giờ tôi đang rời khỏi nhà đây!)
Đây là một lời nói dối. Thay vì nói I can’t believe you (Tôi không tin bạn) hay You’re lying (Bạn đang nói dối), bạn có thể sử dụng câu: “That’s bollocks” hoặc đơn giản “Bollocks” có nghĩa tương đương. “Bollock” có thể sử dụng cùng với động từ thường và động từ khuyết thiếu.
Ví dụ:
– I’m leaving now. (Tôi đang đến đây)
– Bollocks are you! (Bạn lại nói dối chứ gì!)
– I’ll be there in 5 minutes. (Tôi sẽ có mặt ở đó trong 5 phút)
– Bollocks will you! (Bạn lại nói dối rồi!)
“Bollocks” có thể coi như một từ dạng swearword (chửi thề) bởi thế nó khá nặng và thường không nên sử dụng khi nói với trẻ nhỏ. Khi sử dụng “Bollocks” với đối tượng nhỏ tuổi hoặc với người mà không nên dùng từ swearword, chúng ta nên dùng: “That’s bollocks for baloney” (Đừng có nói dối vớ vẩn thế!) hoặc “baloney” (chuyện vớ vẩn), như vậy sẽ khiến câu bớt nặng nề và thô tục hơn. Tuy nhiên “baloney” mang sắc thái khá là vui vẻ đùa cợt nên khi bạn đang trong một cuộc tranh cãi và đang rất tức giận hãy cẩn thận khi sử dụng nó. Thay vào đó hãy dùng “bullshit”, hay “bollocks” để thể hiện đúng cảm xúc của mình. Học tiếng Anh qua những từ ngữ này thật “funny” nhỉ!
You’re full of it!
Lại một tình huống vô cùng quen thuộc khi bạn đi shopping cùng cô bạn. Bạn thử một chiếc váy và hỏi ý kiến cô ấy.
– What do you think about my dress? (Cậu thấy chiếc váy này thế nào?)
– Ugh, I really like it! (Ugh, tớ thực sự thích nó đấy!)
Ok, nhìn vào ánh mắt gượng gạo đó bạn hoàn toàn nhận ra đó một lời nói dối. Trong trường hợp này hãy nói: “You’re full of shit!” hoặc “You’re full of it” thay cho câu “you’re lying” cùng ý nghĩa nhưng quá quen thuộc.
Hoặc bạn có thể nói “I’m not buying”. Câu này không có ý nghĩa là bạn sẽ không mua chiếc váy đó. Nó đề cập đến việc “không thể mua niềm tin”. Cuối cùng thì ý nghĩa của nó là bạn không thể mua niềm tin từ cô ấy hay nói cách khác “You don’t believe it” (Bạn không tin điều đó). Cách nói này không được sử dụng phổ thông lắm nhưng bạn có thể bắt gặp nó trên các TV show hoặc phim ảnh.
Khi bạn có một anh bạn chẳng mấy khi nói thật lòng, bạn nói: “Don’t listen to him. He’s full of it” (Đừng nghe cậu ta. Cậu ta toàn nói dối thôi!).
Qua những cách nói về sự lừa dối ở trên, hy vọng mang đến những thông tin bổ ích cho bạn trong quá trình tự học tiếng Anh. Ngày Cá tháng 4 đang tới gần, hãy chỉ dùng lời nói dối của mình để tạo niềm vui cho mọi người thôi nhé. Happy April Fools’ Day!