Ngày nay, việc dạy học tiếng Anh đang trở thành một cơ hội cũng như thách thức lớn cho giáo viên. Với học sinh tiểu học, khái niệm về từ vựng còn tương đối mơ hồ, thì cách dạy từ vựng tiếng Anh lại càng phải được để tâm và nghiên cứu kỹ càng. Vậy phải dạy trẻ như thế nào?
Dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ em cần lựa chọn từng chủ đề
>>> Tiếng Anh cho bé chủ đề các con vật đáng yêu
Thông thường thì trong bài học sẽ xuất hiện những từ mới, nhưng không phải từ mới nào cũng cần đưa vào giảng dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần xem xét những vấn đề như:
– Từ chủ động (active vocabulary)
– Từ bị động (passive vocabulary)
Cách dạy của hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên quan đến bốn kỹ năng nghe nói đọc viết, nên đầu tư nhiều thời gian để giới thiệu và cho học sinh học tập. Với từ bị động, giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng.
Bạn cần chỉ cho học sinh biết cách phát âm từng từ riêng lẻ cũng như phát âm đúng từ đó trong câu, và đặc biệt làm rõ nghĩa của từ.
Khi dạy từ mới, cần làm rõ 3 yếu tố cơ bản của ngôn ngữ:
– Form (hình thức)
– Meaning (nghĩa)
– Use (sử dụng)
Số lượng từ cần dạy tùy thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh. Đừng bao giờ dạy tất cả các từ mới, và chỉ nên dạy tối đa 6 từ một tiết học.
Các thủ thuật dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ em
Giáo viên cần nắm vững và sử dụng linh hoạt thủ thuật dạy từ trong từng tiết học, đặc biệt nắm thủ thuật cho từng từ vựng.
Ví dụ: Khi từ mới là những dụng cụ học tập thông thường hoặc trái cây, loài hoa… giáo viên nên sử dụng thủ thuật “realia” (vật thật). Khi giới thiệu về các mô hình khá phức tạp có thể sử dụng “visual” (nhìn). Những từ thuộc cụm từ trừu tượng thì nên dùng các thủ thuật như “explanation” (giải thích, miêu tả) hoặc “translation” (dịch, giải nghĩa).
Ứng dụng thành thạo phương tiện công nghệ thông tin
Sử dụng sách mềm đạt được nhiều hiệu quả trong học tập, nhất là đối với những học sinh cấp 1. Những tiết học có sử dụng phương tiện công nghệ thông tin bao giờ cũng khiến học viên tò mò, hứng thú hơn, thậm chí còn thu hút sự chú ý của những bé không chú trọng đến môn học. Việc lôi kéo các em ngồi nghiêm túc, quan sát và tham gia bài học không còn quá khó khăn như trước.
Tranh ảnh sưu tầm hoặc những bức vẽ tay là phương tiện thứ 2, là phương tiện truyền thống mất nhiều thời gian hơn để tìm kiếm và chọn lọc, tuy nhiên lại vẫn là phương tiện mang lại nhiều hiệu quả trong mỗi giờ học.
Các bảng phụ, bảng con của học sinh cũng là những công cụ cần thiết, được dùng chủ yếu trong những lúc kiểm tra, củng cố từ vựng.
>>> Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em tiểu học
Hướng dẫn học sinh học thuộc từ hiệu quả
Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học viên về phương pháp, cách thức học từ vựng ở trên lớp và tại nhà. Ví dụ, bé có thể ghi chép lại từ vựng nhiều lần để mau thuộc, hoặc dán tên những đồ vật trong nhà bằng từ tiếng Anh. Ngoài ra, giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh dùng từ điển , đồng thời giao nhiệm vụ cho các em tìm từ mới thông qua sách báo, nhãn mác, biển hiệu…
Hơn thế, những giờ học từ vựng trên lớp nên bổ sung một vài trò chơi như Slap the board (đập bảng), Bingo, Matching (tìm từ phù hợp)… để tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho các em.
Với những phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh đúng đắn, việc học từ vựng không còn quá khó khăn với các em học sinh tiểu học nữa. Chúc bạn tìm ra phương pháp phù hợp với những cô cậu học trò bé nhỏ của mình.