1. Đừng vội vàng học từ vựng và ngữ pháp, hãy luyện nghe cho thuần thục
Khi chúng ta còn nhỏ, tiếng Việt cũng là thứ ngôn ngữ khó nhằn, khi mà phải mất hơn 1 năm lắng nghe cha mẹ, mọi người xung quanh nói thật nhiều bên tai trong vô thức thì chúng ra mới có thể nói vài câu đơn giản. Nhưng sau đó, trẻ em sẽ tiếp thu câu từ cực kỳ nhanh và bắt chước y hệt những gì người lớn nói.
Còn bạn là người lớn, hiện tại đang đi làm và đã trải qua không ít năm học tiếng Anh trên ghế nhà trường nên tin rằng ý thức học tập của bạn rất cao, khác hẳn so với khi chúng ta còn bé. Vậy việc cần làm bây giờ là gì?
Nghe bất chấp. Không hiểu gì cũng nghe. Nghe bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh rỗi. Bạn có thể nghe tiếng Anh trên bất cứ kênh truyền hình nào như:
- Tin tức trên các kênh nước ngoài như CNN (giọng Anh – Mỹ), BBC (giọng Anh – Anh), CNBC
- Kênh âm nhạc: MTV
- Kênh phim ảnh: HBO, Star Movie
Hoặc lựa chọn chủ đề bạn quan tâm ở trên phần mềm Podcast. Khi nghe, hãy cố gắng bắt chước theo giọng của họ. Nguyên tắc ở đây là NGHE CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT.
Nếu chọn cho mình những thể loại mà bạn thích thì sẽ càng đảm bảo bạn có thể duy trì được động lực luyện nghe tiếng Anh. Đừng ép mình phải nghe những chủ đề mình không quan tâm hoặc không thích, như thế học sẽ không hiệu quả. Duy trì đều đặn việc luyện nghe này 30 – 40 phút mỗi ngày trong vòng 3 tháng thì tin rằng trình độ tiếng Anh của bạn đã bước qua 1 tầm cao mới. Và đây là lúc chuyển qua giai đoạn thứ 2.
2. Học từ vựng, ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao
Bạn nên luyện tập bước 1 mỗi ngày, nếu không kiến thức cũng sẽ dần bị mai một. Ưu tiên học từ vựng tiếng Anh trước, sau đó đến các cấu trúc ngữ pháp đơn giản như: Thì hiện tại, Thì quá khứ, Thì tương lai và Thì hiện tại hoàn thành.
Khi học từ vựng, 1 ngày chỉ cần học 10 từ, đừng cố gắng quá nhiều. Mỗi khi học, hãy ghép ngay từ đó vào một câu nói hoặc một ngữ cảnh nào đó phù hợp. Không chỉ nhớ từ vựng, bạn sẽ nhớ luôn hoàn cảnh nào chúng ta nên dùng từ đấy, lâu ngày phản xạ trong ngôn ngữ của bạn sẽ tự hình thành. Điều quan trọng nhất khi học 1 từ mới đó là cách phát âm, bạn hãy thu âm lại giọng đọc của mình và nghe đi nghe lại nhiều lần, chỉnh sửa cho giống nhất với cách đọc của người bản xứ.
Về ngữ pháp, hãy chú trọng học cấu trúc cho từng ngôi ở dạng khẳng định, phủ định, nghi vấn. Mỗi khi nghe, bạn hãy tự tập cho mình thói quen phân tích: Người ta đang dùng thì nào? Cấu trúc ra sao? Và Vì sao lại dùng thì ấy trong hoàn cảnh đang nói? Không cần biết hết những từ vựng, ngữ pháp nâng cao thì bạn mới có thể trò chuyện với người bản xứ. Ở mức độ cơ bản thôi là bạn đã đủ khả năng học tiếng Anh với người nước ngoài. Cùng chuyển qua bước 3 nào!
3. Luyện tập giao tiếp với người nước ngoài
Đây là bước ai cũng muốn làm nhưng ai cũng ngại và sợ. Mới đầu còn chưa tự tin với vốn từ vựng và ngữ pháp của mình thì bạn hãy vào các cộng đồng làm quen, giao lưu với các người bạn ngoại quốc ở trên mạng và trò chuyện với họ thông qua việc chat. Sau một thời gian mà cảm thấy đã trôi chảy hơn, bạn cần nâng cấp độ khó hơn một chút. Lúc này hãy tìm một nơi có người nước ngoài để trò chuyện trực tiếp. Nên chủ động luyện giao tiếp với người Tây, đừng lựa chọn người Việt, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát âm của bạn.
4. Tham gia các khóa học
Nếu tự học bạn sẽ mất thời gian rất lâu để có thể giỏi tiếng Anh, bên cạnh đó việc không có ai hối thúc mỗi ngày sẽ khiến bạn dễ lười biếng và bỏ cuộc vì học mãi mà chẳng tiến bộ. Còn tại các trung tâm Anh ngữ có các khóa học tiếng Anh giao tiếp cho người mất gốc từ cơ bản đến nâng cao cùng đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong việc dạy tiếng Anh cho người Việt, sẽ giúp bạn khắc phục điểm yếu của mình và phát huy điểm mạnh để học tốt hơn.
Học tiếng Anh là một quãng đường dài, cần nhiều sự kiên trì và nỗ lực. Để biết cách học tiếng Anh hiệu quả cho người mất căn bản nào là hiệu quả, bạn phải tự trải nghiệm tất cả và xem cách nào phù hợp nhất với bản thân. Chúc bạn thành công và mau chóng “nâng trình” tiếng Anh của mình lên nhé!