Những điều cần lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non

Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non cần lưu ý những gì để trẻ có thể học hiệu quả nhất? Hãy cùng trung tâm Anh ngữ Benative tìm hiểu ở bài viết này nhé!

nhung luu y khi day tieng anh cho tre em
Khi dạy tiếng Anh cho trẻ em cần có phương pháp thích hợp

Cần lưu ý những gì khi dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non?  

Tiếng Anh giao tiếp là một trong những ngôn ngữ quốc tế được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, chính vì thế ngôn ngữ này vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi chúng ta. Hiểu được điều đó, nhiều gia đình đã cho các bé học tiếng Anh giao tiếp cơ bản hàng ngày ngay từ khi bước vào mẫu giáo. Dưới đây là một số lưu ý khi cha mẹ dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non, giúp các bậc phụ huynh dạy bé tốt hơn và đạt được hiệu quả cao.
 

Đi theo trình tự

Các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp tiếng Anh “nghe – nói – đọc – viết” chính là trình tự hợp lý nhất trong dạy và học tiếng Anh trẻ em. Giống như với tiếng mẹ đẻ, trẻ nghe thấy bà, thấy mẹ, thấy mọi người xung quanh trò chuyện rồi bắt chước theo, sau đó lớn hơn một chút mới được dạy đọc, dạy viết, hãy bắt đầu lộ trình học tiếng Anh cho trẻ bằng việc làm quen với ngôn ngữ này.

Trước tiên, có thể cho bé xem các đoạn phim vui nhộn, nghe các bài hát tiếng Anh để bé quen dần, sau đó dạy trẻ từ vựng và cách phát âm. Điều này sẽ tạo nền tảng tốt cho bé hoàn thiện 4 kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng phát âm chuẩn trong các chương trình học cao hơn. Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non phải đi theo một trình tự nhất định, đồng thời cần phải kiên trì thì mới giúp bé học hiệu quả.
 

Tạo môi trường nói tiếng Anh tự nhiên

day tieng anh cho tre mam non
Hạn chế dùng tiếng Việt trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non

Tâm lý e ngại không dám nói vì sợ sai là vấn đề lớn nhất đối với người Việt khi học ngoại ngữ, điển hình là tiếng Anh. Vì thế, điều quan trọng cần lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ là phải tạo được môi trường nói tiếng Anh thật tự nhiên để trẻ có cơ hội giao tiếp tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Trong giờ học tiếng Anh, cha mẹ hoặc thầy cô giáo và học sinh đều giao tiếp 100% bằng ngôn ngữ này, không sử dụng tiếng Việt. Đặc biệt, tuyệt đối không được cười khi trẻ phát âm sai mà phải giúp trẻ điều chỉnh lại ngay. Nó sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tiếng Anh nhanh chóng.
 

Đổi mới liên tục

Trẻ nhỏ rất hiếu động, tò mò và thích khám phá những điều mới lạ, nên hầu hết các bé đều không thể tập trung vào bất cứ vấn đề nào liên tục trong thời gian dài. Do đó, muốn trẻ tiếp thu tốt tiếng Anh, chương trình giảng dạy cần có sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên để khơi dậy sự hứng thú của trẻ.

Chẳng hạn như khi dạy trẻ đếm số từ 1 đến 5, thay vì yêu cầu trẻ đọc “one, two, three, four, five”, bạn có thể thay bằng một bài hát tập đếm, cho các bạn đóng vai thú rừng và điểm danh hoặc sử dụng tranh vẽ hoa quả, đồ vật để đếm,…
 

Lặp lại trong 1 buổi học

Khi bạn sử dụng một trò chơi hay một buổi học về tiếng Anh trẻ em mầm non, hãy để cho buổi học đó kéo dài không quá 30 phút, và lặp lại nhiều lần trong ngày sẽ tốt hơn rất nhiều 1 buổi học nhồi nhét toàn bộ kiến thức. Ví dụ ba lần hai mươi phút sẽ mang lại kết quả tốt hơn so với một lần học của một giờ. Điều này là bởi vì trẻ em cần sự lặp lại liên tục để nhớ từ vựng tiếng Anh tốt hơn. Hãy lặp lại những từ có trong bài học hôm đó càng nhiều càng tốt, để trẻ nhớ sâu vào trong tâm trí bé.

 

Hãy luôn luôn kiểm tra và có sự điều chỉnh cho bé

day tieng anh cho tre mam non
Việc kiểm tra giúp thầy cô theo dõi và có những điều chỉnh phù hợp nhất

Hãy luôn luôn kiểm tra những gì bé đã học, và khi kiểm tra phụ huynh và thầy cô hãy điều chỉnh những gì bé đã nói sai và sửa lại ngay cho bé. Nguyên tắc này còn có ý nghĩa thứ hai đó là luôn luôn cần làm mới các công cụ khi dạy tiếng Anh tương tác cho trẻ em mầm non. Ví dụ thay đổi các trò chơi, hình ảnh, video game, khi tiếp xúc với từ vựng qua nhiều công cụ khác nhau, trẻ sẽ có khả năng ghi nhớ tốt hơn.

 

Đừng quá đặt nặng vấn đề ngữ pháp

Hơn hết, giáo viên và phụ huynh nên lồng ghép ngữ pháp thông qua các câu thoại trong trò chơi. Đừng giải thích luật, người lớn luôn muốn trẻ hiểu được luật tuy nhiên não bộ của trẻ em lại không tiếp thu tốt các thông tin mang tính ép buộc. Vì vậy hãy kết hợp giữa học và chơi để bé cảm thấy thoải mái nhất, đừng đặt nặng vào ngữ pháp. Dạy tiếng Anh cho trẻ em mầm non chỉ với mục đích cho bé tiếp cận với ngôn ngữ mới và học từ vựng, còn dạy ngữ pháp ở giai đoạn này trẻ không những chẳng hiểu, mà còn làm trẻ chán và phản tác dụng.

 

Tránh hình thức ganh đua có thưởng

Nhiều phụ huynh và giáo viên đưa ra hình thức trao thưởng cho những bạn học tốt hay phạt những bé tiếp thu chậm hơn với suy nghĩ phần thưởng có thể khích lệ các bé tích cực học hơn và hình phạt khiến trẻ sợ, không dám chểnh mảng. Đây thực chất là một sai lầm nghiêm trọng, khiến trẻ cảm thấy việc học trở nên nặng nề, áp lực. Điều này hoàn toàn không có lợi cho kết quả học tập của trẻ.
 

Hy vọng với những chia sẻ của Benative Việt Nam trên đây các bậc bậc phụ huynh và các thầy cô giáo hãy tham khảo để có cách dạy hay và phù hợp nhất với các bé, giúp các bé học hiệu quả và yêu thích ngôn ngữ này. Dạy tiếng Anh cho trẻ em mầm non tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào. Thầy cô và phụ huynh phải có phương pháp dạy học phù hợp với sở thích của các bé, tạo niềm đam mê và sự hứng khởi cho bé khi học tiếng Anh.  

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ TẠI BENATIVE KIDS NGAY HÔM NAY


Bài viết liên quan