Tránh đặt những câu hỏi không liên quan
Đối với người Việt, những lời hỏi thăm khi mới gặp gỡ là chuyện bình thường, giúp đối phương hiểu rõ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài và hỏi “năm nay bao nhiêu tuổi, nhà có mấy anh chị em, công việc lương cao không, có gia đình chưa” sẽ không thực sự phù hợp với văn hoá giao tiếp, ứng xử của họ.
Khi mới gặp 1-2 lần, những câu hỏi quá riêng tư khiến họ cảm thấy bị “tọc mạch” vào đời tư. Để thể hiện sự quan tâm, bạn nên hỏi về những thông tin cơ bản, như quê quán, công việc. Bạn có thể chọn các chủ đề “vô thưởng vô phạt” như thời tiết, giao thông, môi trường, văn hóa hay đơn thuần là một bài hát đang nổi trên mạng xã hội…
Không nên cự tuyệt quá mức cần thiết
Người phương Tây thường có thói quen ôm hôn khi chào hỏi. Và hành động này khá xa lạ, thậm chí khó chấp nhận đối với người Á Đông. Vô thức, nhiều người thường “kháng cự”, như không hưởng ứng, đẩy đối phương hay thậm chí tỏ ý khó chịu. Những phản ứng này đôi khi sẽ làm người nước ngoài thấy rằng bạn không thân thiện và cởi mở.
Thực ra, cử chỉ ôm hôn khi chào hỏi chỉ là 2 lần chạm má. Môi hay cơ thể của bạn sẽ không đụng chạm quá nhiều vào đối phương. Do đó, bạn nên chuẩn bị tinh thần, hoặc có thể thực tập trước để không quá bỡ ngỡ và có những phản ứng tiêu cực không đáng có.
>> Xem thêm: 5 bước bắt chuyện giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài
Tránh mất bình tĩnh khi giao tiếp
Khi chưa hiểu người nước ngoài nói, nhiều người thường ậm ừ hoặc tảng lờ qua chuyện khác. Điều này đôi khi gây ra sự hiểu nhầm ý nhau hoặc khiến bạn kém lịch sự trong các buổi giao tế, gặp gỡ khách hàng người nước ngoài.
Bạn không nên mất bình tĩnh, bối rối hay thấy tồi tệ vì không hiểu lời người nước ngoài nói. Vì thực tế khi giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, đôi khi bạn cũng không nghe được người khác nói gì.
Bạn nên mạnh dạn và tự tin hỏi lại. Có thể sử dụng các cụm từ như “Sorry?” nhấn âm ở cuối trong các tình huống thân mật và cụm “pardon (me)?” trong các tình huống trang trọng hơn.
Tránh nói câu cụt lủn
Trong tiếng Anh, cùng một ý nhưng cách nói sẽ giúp bạn trở nên lịch thiệp hay thô lỗ, biến một câu nói đề nghị thành một câu nhờ vả lịch sự hay ra lệnh; biến thiện ý thành những hiểu lầm không đáng có.
Ví dụ, cùng là cách đề nghị dừng một hành động nào đó, nhưng nếu bạn nói “stop it”, người nghe cảm thấy nặng nề hơn là sử dụng cụm “Would you mind…” hay “Please…”.
Mẹo cho bạn là hãy tìm hiểu và tham khảo một số mẫu câu cầu khiến thể hiện sự lịch sự. Khi cần người khác chuyển vật dụng nào đó, hãy nói “Could you please pass me…” thay vì “Give me…”. Khi từ chối, câu “I’m afraid I can’t” nghe sẽ lịch sự và nhẹ nhàng hơn là “No”. Sau đó, hãy thực hành ngay trong thực tế để thuần thục và trở thành phản xạ khi giao tiếp.
Cuối cùng và quan trọng nhất, hãy luôn giữ những từ khóa thể hiện sự thân thiện, lịch sự như “please”, “thank you” mỗi khi nói kèm một nụ cười, gật đầu thân thiện.
Trên đây là một số lưu ý dành cho các bạn muốn sử dụng tiếng Anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả, hy vọng sẽ mang lại được những thông tin bổ ích. Tiếng Anh nội trú Benative Việt Nam chúc các bạn học vui vẻ.