Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non là vô cùng cần thiết đối với các thầy cô và phụ huynh để có thể giúp trẻ học tốt hơn với ngôn ngữ mới này. Dưới đây là một số phương pháp cũng như chú ý quan trọng để việc dạy tiếng Anh cho trẻ em mầm non trở nên hiệu quả hơn, cùng theo dõi nhé!

1. Mục tiêu và lộ trình phù hợp với từng độ tuổi

>>> Lộ trình học tiếng Anh cho trẻ mầm non

Não của trẻ em gồm bộ phận hấp thụ ngôn ngữ bẩm sinh, chúng có liên hệ mật thiết với khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nên trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ nhanh chóng.

Ở từng độ tuổi cha mẹ cần lưu ý cho trẻ học một khối lượng kiến thức vừa đủ, tránh việc quá đè nặng kiến thức lên các bé mà đan xen vào nó là vừa học vừa chơi sẽ mang tới hiệu quả và sự thích thú cho các con hơn. Do đó mà các thầy cô và các bậc phụ huynh, những người dạy trẻ cần chú ý chọn lựa giáo trình và lên kế hoạch, lập mục tiêu dạy học rõ ràng phù hợp với năng lực của trẻ.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần có một lộ trình cho một năm học, một tháng học và từng tiết học hợp lý. Khả năng tập trung của trẻ mầm non thường vào khoảng 30-40 phút, chính vì thế cần thiết kế các bài giảng và nội dung học vừa đủ, tránh “nhồi nhét” kiến thức.

2. Môi trường sinh động giúp trẻ học tập tiếng Anh tốt hơn

Trẻ mầm non là độ tuổi phát triển các cơ quan cảm giác quan trọng, đặc biệt là khi học thì các bé sẽ sử dụng đa giác quan để dễ nắm bắt vấn đề hơn. Cụ thể, khi dạy tiếng Anh cho trẻ em mầm non cha mẹ và thầy cô hãy chuẩn bị thêm các giáo cụ sinh động, đồ chơi nhiều màu sắc, hình ảnh vui nhộn, âm thanh ngộ nghĩnh, song song với đó là tổ chức các hoạt động, trò chơi thật thú vị thì trẻ mới học hiểu nhanh được.

3. Thực hành kỹ năng nghe nói ngoại ngữ của con thường xuyên

Không có thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ mới cũng làm trẻ chóng quên kiến thức. Để đảm bảo các bé trong độ tuổi mầm non có thể nhớ lâu, cần nỗ lực tạo ra một môi trường “giàu tiếng Anh” hơn có thể kể đến như:

>>> Học tiếng Anh qua bài hát trẻ em

– Cho con nghe nhạc thiếu nhi bằng tiếng Anh
– Xem hoạt hình bằng tiếng Anh
– Đọc truyện tranh tiếng Anh,…vv.

4. Không gò bó trong khuôn khổ truyền đạt truyền thống

Với sự ham chơi và đam mê khám phá của các bé trong độ tuổi hiếu động, các thầy cô và cha mẹ không nên gò bó trong những cách dạy tiếng Anh cho trẻ mang tính truyền thống như “chơi ra chơi, học ra học” như thế chỉ làm tăng thêm phần gánh nặng và cũng không mang tới sự tiến bộ và tăng thêm niềm yêu thích của các bạn nhỏ. Vấn đề đặt ra nên thay đổi tư duy truyền đạt kiến thức từ người dạy trước rồi mới bàn tiếp đến sự tiếp thu của các con.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay việc áp dụng những loại hình giải trí vào việc học tiếng Anh là điều không hề khó, chỉ cần chúng ta nỗ lực và tạo niềm thích thú cho con thì những rào cản không còn là vấn đề đáng quan ngại.

5. Thực hành nhiều hơn lý thuyết

Các hoạt động đa dạng sẽ giúp trẻ sáng tạo hơn và hình thành phong cách riêng trong học tập như: Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch…Những hoạt động này sẽ giúp các bé tiếp thu tiếng Anh dễ dàng hơn, không bị gượng ép.

6. Nói nhiều hơn nghe-viết

Kỹ năng nói là một trong bốn kỹ năng dễ học và các bé có thể bắt chước nhanh nhất trong việc học ngoại ngữ. Và khi trẻ đã có thể nói được nghĩa là các bé đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh.

Tập trung nhiều vào kỹ năng nói, cũng là cách để bé vừa luyện kỹ năng giao tiếp mà cũng là điều kiện để rèn phát âm chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp học sinh phát âm chuẩn.

Trên đây là những bí quyết cũng là phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non theo kinh nghiệm giảng dạy tại trung tâm tích lũy được. Các bậc phụ huynh hãy “note” lại để áp dụng vào việc dạy tiếng Anh cho các con của mình nhé!

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ TẠI BENATIVE KIDS NGAY HÔM NAY


Bài viết liên quan